Mục lục bài viết
Một sáng cuối đông năm 2006, “Cậu không hiểu nút giao dầm – cọc – bản sàn này như thế nào à mà lại thể hiện mặt bằng, vết mặt cắt sai toét ra thế kia? Về vẽ hình 3D ra mà xem cho nó rõ đi!”, lời giáo huấn như mắng của giáo sư hướng dẫn đồ án vẫn văng vẳng bên tai cậu sinh viên năm cuối, tên Huy, trong suốt chuyến hành trình trở về nhà từ trường ĐHXD Hà Nội, trên chuyến xe bus số 32.
Mặc dù thời điểm đó, AutoCAD 2007 đã có tính năng hỗ trợ vẽ 3D, nhưng do kiến thức chuyên môn và kĩ năng sử dụng phần mềm còn hạn chế nên việc một sinh viên có thể hoàn chỉnh hình vẽ 3D của hệ cột – dầm – sàn là rất vất vả. “Giá mà có phần mềm nào chỉ cần vẽ vết bằng 2D, nó lại tự động tạo ra được hình khối 3D thì ngon nhỉ!” Và sau đó, Google và sự tò mò đã dẫn tác giả đến với phần mềm Autodesk Revit Structure v2.0.
Vậy là, tinh thần học hỏi theo kiểu ăn sẵn đã kết duyên tác giả với BIM – hạt nhân của chuyển đổi số trong ngành công nghiệp AEC sau này.
Th.S Bùi Quang Huy – Đào tạo BIM tại đại hội trường Ballroom – VinGroup
Thật may mắn là tại thời điểm đó, Autodesk vẫn có một hoạt động rất thiết thực, nhưng không chính thống, đó là hãng ‘tự bẻ khóa’ các phần mềm của mình với mục đích tạo ra một cộng đồng người sử dụng vô cùng lớn sau này. Như vậy, trở ngại đầu tiên là về bản quyền sử dụng phần mềm, coi như không có gì đáng kể.
Vì là người tiên phong nên tác giả phải tự học tất cả để kiểm soát được phần mềm và hoàn toàn dựa trên nguồn tài liệu hướng dẫn chính hãng Autodesk. Dần dần, việc tra từ mới trên mỗi trang tài liệu cũng giảm xuống, hành vi ấn F1 khi gặp chút trở ngại trong quá trình thực hành đã trở thành quen thuộc.
Khi hoàn thành đồ án, việc in ấn bản vẽ cũng là cả một vấn đề. Các cửa hàng in đều không cài phần mềm Revit Structure và cũng không có ai biết sử dụng. In bản vẽ từ định dạng PDF trong quá trình thông đồ án thì chất lượng có thể chấp nhận được. Để quản lý nét in tốt và in ra giấy khổ A1, tác giả bắt buộc phải kết xuất ra định dạng DWG. Con đường tuy ngắn, nhưng khó, đi mãi cũng thành quen. Với vốn tiếng Anh không quá tệ, cộng với kiến thức khá tốt về khái niệm Model Space & Paper Space trong AutoCAD, sau khoảng 01 tuần mày mò, việc kết xuất trực tiếp bản vẽ từ Revit sang AutoCAD đã được xử lý triệt để. Chất lượng bản in cuối cũng hoàn toàn được kiểm soát.
Project Manager Autodesk Certified
Một năm sau khi tốt nghiệp, tác giả có may mắn được mời dự hội thảo do hãng Autodesk tổ chức tại Hà Nội. Người bạn học cùng khóa khi đó làm trong ban tổ chức của cuộc hội thảo có nói với tôi rằng “Mày bố trí qua ngồi nghe đi Huy ơi, khách mời được tặng 01 cái USB 512Mb của IBM đấy”. Thật là một đề xuất khó có thể từ chối với một kỹ sư xây dựng vào thời điểm cuối năm 2008.
Autodesk Certified Professional Certificate
Khủng hoảng kinh tế cuối 2008 khiến nhiều kỹ sư trẻ nhẹ thì bị nợ lương, tệ hơn thì thất nghiệp, bi đát quá thì phải quẹt thẻ Visa đi mừng cưới bạn gái. Các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản, bắt đầu rút khỏi Việt Nam khiến cho các dự án đầu tư xây dựng bị trì trệ. Các kỹ sư xây dựng non kinh nghiệm khi đó tìm được công việc lương cao trong nước còn khó hơn cả xin học bổng ở nước ngoài. Muốn làm việc dễ hơn thì phải cải thiện khả năng tiếng Anh chuyên ngành xây dựng như thế nào đây? Đọc hiểu hết 1200 trang tài liệu hướng dẫn thực hành của Autodesk về cả 03 bộ môn kiến trúc, kết cấu & cơ điện để nâng cao trình độ là lựa chọn không hề tồi.
Bắt đầu thực hành với những trang tài liệu phải dùng từ điển tra đến 20 từ mới mà vẫn chưa hiểu đúng nghĩa. Sau đó giảm dần xuống còn 9 & 6 từ mới mỗi trang. Nếu bỏ qua những bất tiện khi vừa phải tra từ mới, vừa đọc hiểu, vừa lật sách, và kiên trì thực hành từng bước theo nội dung hướng dẫn, tác giả nhận thấy cấu trúc bài học của Autodesk thật khoa học. Có một mối liên hệ móc xích về trình tự thiết kế công trình giữa bài thực hành trước và sau, có mối liên hệ logic từ nội dung trong bài học này với bài học kế tiếp. Và hơn cả, đó là kịch bản thực hành rất phù hợp với người học là cá nhân: sự đơn giản trong thiết kế chỉ vừa đủ để sử dụng hết các công cụ của phần mềm – quy mô dự án vừa đủ để phù hợp với nhiều cấu hình máy tính – thư viện hỗ trợ thiết kế cũng chỉ khai thác từ những nguồn chất lượng & có sẵn.
MSc. CEM.ACI Bùi Quang Huy – Trưởng ban giảng huấn bộ giải pháp BIM Autodesk
Cuối năm 2010, sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sỹ về quản lý dự án xây dựng, Th.S Bùi Quang Huy đã có may mắn khi được tham gia vào các dự án lớn như Chung cư cao cấp Palais de Louis, Nhà ga quốc tế T2 Nội Bài với vai trò kỹ sư dự án.
Autodesk Certified Instructor