Phỏng vấn với Andrew Pangallo, Quản lý xây dựng các dự án lớn, INDOT

Trong một cuộc trò chuyện với Andrew Pangallo, Giám đốc Xây dựng các Dự án lớn của Sở Giao thông Vận tải Indiana (INDOT), anh đã chia sẻ về sự nghiệp xây dựng của mình, sự thúc đẩy công nghệ, việc tham gia trong một dự án đường giao thông lớn và tương lai của các dự án cơ sở hạ tầng, cùng các chủ đề khác. Andrew hiện đang làm việc trong dự án I-69 Finish Line Corridor trị giá 2 tỷ đô la, kéo dài gần 30 dặm và bao gồm 70 cây cầu. Anh ấy gọi đây là loại dự án “chỉ có một lần trong một thế hệ”, và đặt kỳ vọng cao cho bản thân và nhóm của mình, để đáp ứng thời hạn và tạo ra sản phẩm cuối cùng xuất sắc. Tất nhiên, công nghệ đang đóng một vai trò quan trọng trong một dự án tầm cỡ như thế này.

Khi được hỏi về hành trình sự nghiệp của mình và cơ duyên với INDOT, Andrew trả lời, anh đã từng học kỹ sư dân dụng tại Purdue và thực tập với INDOT. Trong thời gian anh ở đây, Andrew đã trải qua nhiều đợt huấn luyện, nhiều đợt luân chuyển công tác đến nhiều bộ phận, cùng nhiều năm trải nghiệm với vai trò quản lý xây dựng. Andrew hỗ trợ các nhóm trong lĩnh vực này, xử lý giải quyết tranh chấp, chính sách và làm việc với các công cụ như BIM 360.

Hiện nay, Andrew đang quản lý dự án I-69 Finish Line Corridor, yêu cầu sự phối hợp, tin tưởng và giao tiếp cường độ cao. Với số lượng lớn người tham gia dự án, kế hoạch và tổ chức hoàn chỉnh là điều vô cùng quan trọng; các cá nhân cần chủ động trong việc lập kế hoạch và cần được thông báo về vai trò của mình. Mục tiêu đề ra là hoàn thành dự án vào năm 2024, Andrew và nhóm cần tìm cách đáp ứng những mục tiêu và nhiệm vụ của mình. 

Chia sẻ thêm về dự án I-69 Finish Line Corridor, Andrew nói rằng đây là một dự án vô cùng mới mẻ, là dự án giao thông giữa các tiểu bang và hệ thống hoàn toàn mới trên toàn quốc hiện đang được xây dựng, mà bạn sẽ không thường xuyên thực sự tham gia vào một dự án có cơ sở hạ tầng mới như vậy.

Hơn hết, một lý do khác khiến anh cảm thấy đây là một dự án vô cùng thú vị là vì đây là lộ trình mà anh sẽ thường xuyên phải đi làm hằng ngày, điều mà sẽ khiến anh có thể nhìn lại sau khi hoàn thành công việc và nói “Tôi đã từng là một phần của dự án đó”. Hơn nữa, sự phức tạp của dự án này đã khiến Andrew và nhóm đặt kỳ vọng vô cùng cao, khi tầm nhìn về dự án đã có từ 20 năm trước, yêu cầu 6 phần dự án khác nhau và sự tham gia của nhiều đại diện cấp cao của địa phương để có thể đưa dự án đi vào hoạt động. 

Công nghệ đã giúp công việc của Andrew và nhóm hoạt động hiệu quả hơn. Đối với môi trường làm việc đông như vậy, điều cần thiết là phải tìm ra cách biến nó trở thành môi trường hợp tác và minh bạch, tìm cách cắt giảm phương tiện liên lạc truyền thống do nhu cầu chặt chẽ về thời gian. Điều đó khiến công nghệ trở nên vô cùng đáng giá và hữu ích. 

Andrew cũng bày tỏ sự quan tâm của mình dành cho các dự án cơ sở hạ tầng, vì chúng có thể thay đổi chất lượng cuộc sống của nhiều người, tiết kiệm thời gian và tiền bạc, cải thiện cơ hội kinh tế, cải thiện sự bền vững của cộng đồng, cũng như cải thiện an toàn của mỗi cá nhân. “Biết rằng chúng tôi có tác động tích cực tới cộng đồng với những gì chúng tôi đang xây dựng, khiến tôi rất hài lòng”. 

Với việc đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng trong tương lai, Andrew vô cùng vui mừng rằng thời gian – nguồn lực quan trọng nhất, đang được tận dụng và cải thiện. Vốn thời gian được tiết kiệm từ việc lên kế hoạch và cộng tác sẽ được tận dụng cho những việc khác mà họ nghĩ là không thể. Anh cũng vui mừng vì cơ sở hạ tầng sẽ dần được cải thiện trong tương lai ở tất cả các địa phương; và để làm được điều này thì công nghệ đóng vai trò vô cùng quan trọng. 

 

Nguồn: Autodesk Construction Cloud

Editor: Ebim Vietnam

chuyên gia tư vấn bộ giải pháp BIM - autodesk hàng đầu khu vực asean