Hành trình 10 năm phát triển: Nhìn lại những thành tựu nổi bật trong ngành AEC

Trong thập kỷ vừa qua, công nghệ xây dựng đã ngày càng phát triển, chủ yếu tập trung vào việc hợp nhất quy trình làm việc và cải thiện khả năng tiếp cận của mô hình thông tin công trình (BIM). Cũng trong 10 năm này, ngành công nghiệp xây dựng đã chứng kiến ​​các dự án ở mọi quy mô, từ nhiều nơi trên thế giới, thể hiện sự đổi mới trong môi trường xây dựng. Bên cạnh những thách thức mới mà ngành AEC đã phải đối mặt, đã có nhiều nhà phát triển, nhà đổi mới – những người đang thúc đẩy ngành bằng tư duy tiến bộ về cách tích hợp công nghệ vào mọi thứ được thực hiện. 

Mục lục bài viết

Sự phát triển của BIM trong ngành Kiến trúc, Kỹ thuật và Xây dựng

Việc áp dụng BIM trong ngành AEC là một trong những yếu tố quan trọng mà ngành đang hướng tới. Quy trình BIM số hoá các chức năng và đặc điểm vật lý của cơ sở hạ tầng, cung cấp thông tin quan trọng trong việc đưa ra quyết định chiến lược xuyên suốt vòng đời của dự án. Bên cạnh đó, BIM hỗ trợ khả năng hiển thị đối với dữ liệu, ước tính và thiết kế, cải thiện sự phối hợp giữa các nhóm và các bên liên quan, cũng như đẩy nhanh tiến độ dự án. Dựa vào những lợi ích này, thị trường BIM toàn cầu ước tính đạt được 5,2 tỷ đô la vào năm 2019, và dự kiến sẽ đạt 15,7 tỷ đô la vào năm 2026. Các chuyên gia dự báo rằng tốc độ tăng trưởng kép hàng năm cho thị trường BIM sẽ là 18% từ năm 2019 đến năm 2027. 

 

Thập kỷ của sự xuất sắc: Người đạt giải thưởng AEC xuất sắc nhất

Để tôn vinh những thành tựu của các nhà lãnh đạo trong ngành, những người đi tiên phong trong việc đổi mới, Autodesk đã tổ chức Giải thưởng AEC Excellence vào năm 2012. Hãy cùng nhìn lại một số dự án đột phá trên toàn cầu để xem công nghệ đang thúc đẩy ngành AEC như thế nào.

1. Hệ thống Bệnh viện Y tế Đại học Virginia (UVA)

Để tăng cường khả năng cho các dịch vụ nội trú và cấp cứu, đồng thời giảm thiểu gián đoạn hoạt động càng nhiều càng tốt, bệnh viện đã hợp tác với Công ty Quản lý Xây dựng Skanska USA và nhóm thiết kế Perkins & Will trong dự án này. Skanska USA và Perkins & Will đã tận dụng các mô hình xây dựng 3D được liên kết với lịch trình công việc, để giúp bệnh viện duy trì hoạt động, bao gồm cả việc duy trì sân bay đáp trực thăng trong suốt 22 tháng. Sử dụng công nghệ BIM 360, nhóm dự án đã có thể tăng cường hợp tác và giao tiếp, phân tích và tinh chỉnh hoạt động và vận hành máy móc, giúp loại bỏ hơn 1 triệu đô la chi phí cho tổng thể dự án.

2. Trung tâm Dữ liệu Clonee của Facebook

Trung tâm Dữ liệu Clonee của Facebook ở Clonee, Ireland, được hỗ trợ hoàn toàn bằng năng lượng gió, nằm trong một khu phức hợp rộng 25.000 mét vuông. Tổng thầu dự án, Mace Technology Ireland, chịu trách nhiệm chính trong giai đoạn xây dựng các trung tâm dữ liệu kép. Họ đã sử dụng BIM 360 để tiết kiệm chi phí, dẫn đến năng suất tổng thể tăng 35%; thời gian làm việc tại công trường cũng như thời gian quản lý tài liệu được rút ngắn đáng kể. 

3. Khu tích hợp văn phòng và Phát triển Bán lẻ Trung tâm Chase & Warriors

Tọa lạc tại San Francisco, California, khu phức hợp giải trí và thể thao Chase Center & Warriors có đấu trường với 18.000 chỗ ngồi, hai tòa nhà văn phòng 11 tầng, hơn 20 cửa hàng bán lẻ, một cổng chào 3,2 mẫu diện tích với quảng trường và không gian mở, cùng bãi đậu xe rộng lớn. Thông qua đối tác của họ, Mortenson và Clark đã dựa vào BIM 360 và các giải pháp Autodesk AEC khác để tiêu chuẩn hóa quy trình làm việc, cộng tác đồng thời trong một mô hình tổng thể, và thiết lập phương pháp tiếp cận 3D và 4D trong giai đoạn trước khi xây dựng. 

4. Trung tâm Dữ liệu Đa quốc gia

John Sisk & Son đã mang kinh nghiệm của họ trong việc xây dựng trung tâm dữ liệu và phân phối dự án kỹ thuật số để hoàn thành dự án Trung tâm Dữ liệu Đa quốc gia tại Malmo, Thụy Điển, được thiết kế để chứa và điều hành các mạng và máy chủ, nhằm xử lý và lưu trữ lượng dữ liệu lớn. Sisk đã sử dụng cách tiếp cận BIM dựa trên nền tảng đám mây để tối ưu hóa thiết kế và giải quyết các vấn đề về tiến độ thi công, thách thức về cơ sở hạ tầng, cơ khí và điện phức tạp; hơn nữa, đại dịch COVID-19 cũng mang lại thêm nhiều khó khăn cho dự án. Đồng thời, quá trình tổng hợp các mô hình BIM của nhóm thiết kế được tự động hoá thông qua tích hợp giữa BIM 360 và công cụ phát hiện xung đột Navisworks. Kết quả, hiệu quả quản lý dự án tăng 50%, giảm khả năng rủi ro xuống còn 40%; quá trình xây dựng cũng không bị gián đoạn bởi đại dịch COVID-19.

5. Trung tâm tài chính Tianjin Chow Tai Fook

Được hoàn thành vào năm 2019, Trung tâm tài chính Tianjin Chow Tai Fook có tổng diện tích xây dựng là 390.000 mét vuông, có hình polyline và phần đỡ là hình vuông. Là tòa nhà cao thứ tám trên thế giới với ít hơn 100 tầng, dự án chọc trời được phụ trách bởi China Construction Eighth Engineering Division Corp., Ltd. Công ty xây dựng đã dựa vào BIM để hoàn thành dự án thành công, tránh sửa đổi và làm lại. BIM đã giúp các nhà thầu hoàn thành công việc trước thời hạn (tiết kiệm 60 ngày xây dựng), cắt giảm lượng nguyên vật liệu không cần thiết (tiết kiệm hơn 14 triệu RMB chi phí vật liệu và nhân công). 

 

Vào năm 2021 và tương lai xa hơn, chúng ta chắc chắn sẽ chứng kiến nhiều công ty hàng đầu đổi mới những gì thực sự có thể, hướng tới thập kỷ tiếp theo của thành tựu trong ngành AEC.

 

Nguồn: Autodesk Construction Cloud

Editor: Phuong Anh Nguyen – Ebim Vietnam

chuyên gia tư vấn bộ giải pháp BIM - autodesk hàng đầu khu vực asean