CDE – Common Data Environment (Môi trường dữ liệu chung), được hiểu là một phần của không gian mạng – là nơi lưu trữ, chia sẻ dữ liệu, quản lý phiên bản, và kiểm soát các thành viên tham gia dự án. Một CDE dành riêng cho ngành AEC cần phải đáp ứng các nhóm chức năng sau:
Một số giải pháp CDE dành riêng cho ngành AEC được cho là khá hiệu quả, phải kể đến như: Aconex Oracle, Procore Tuner & Towsend, và Construction Cloud của Autodesk.
LOD – Level of Detail (Mức độ chi tiết của mô hình), thực chất là một phần của tiêu chuẩn ISO 19650 hay Bộ chỉ dẫn BIM Guidelines. Thông qua các giai đoạn phát triển của chủ thể duy nhất, đó là dữ liệu thiết kế của dự án. Dữ liệu thiết kế truyền thống của dự án trước đây sẽ được thể hiện dưới dạng các bản vẽ 2D qua các công cụ CAD Tools, và trải qua 5 giai đoạn phát triển:
Dữ liệu thiết kế của dự án ngày nay chính là mô hình thông tin công trình, được tạo bởi các công cụ BIM Tools, cũng có 5 mức độ chi tiết dựa trên các giai đoạn phát triển của thông tin:
Bản chất LOD chỉ là tên gọi khác của 5 giai đoạn phát triển dữ liệu của dự án trước đây. LOD được phát triển bởi 2 tổ chức, đó là AIA (Viện Kiến trúc Hoa Kỳ) và CSI (Hiệp hội Tổng thầu Bắc Mỹ). Đứng từ góc độ của một kiến trúc sư, AIA sẽ quan tâm đến sản phẩm khi đã bàn giao tới chủ đầu tư nhiều hơn, đó là lí do tại sao họ chú trọng đến lớp thông tin về bảo hành, bảo dưỡng, vận hành thiết bị (LOD500). Đối với các tổng thầu thi công, họ lại tập trung nhiều hơn vào giải pháp kỹ thuật và biện pháp thi công, do đó họ cần mức thông tin cao hơn mức Thiết kế Kỹ thuật (LOD300), nhưng thấp hơn mức độ thông tin từ các nhà cung cấp (LOD400), đó là lí do sinh ra LOD350.
BEP – BIM Execution Plan (Kế hoạch triển khai BIM), yêu cầu người viết phải đạt chứng chỉ quốc tế ACP và/hoặc tích luỹ tối thiểu 500 giờ làm việc liên tục với BIM. Trong video tới, chúng ta sẽ tìm hiểu về BEP, nhưng không thông qua các nội dung trong chỉ dẫn BIM Guidelines, mà thông qua case study – trải nghiệm dự án thực tế.